Các kiểu mất thính lực và nguyên nhân

Biết thêm về các kiểu và nguyên nhân mất thính lực sẽ giúp bạn tự tin để đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình hoặc người thân của bạn.

Một phụ nữ đang tưới hoa trước mặt một cô bé

Bạn sẽ thấy những gì trên trang này

  • Các kiểu mất thính lực và nguyên nhân.
  • Tìm hiểu mức độ mất thính lực của bạn.
  • Các lựa chọn điều trị có thể áp dụng.

Mỗi câu chuyện về mất thính lực đều có những sắc thái riêng. Tình trạnh mất thính lực của bạn có thể ảnh hưởng đến một bên tai hoặc cả hai và có thể bắt nguồn từ vấn đề ở tai trong, tai giữa hoặc tai ngoài hoặc do sự kết hợp của nhiều nơi.

Biết được kiểu và nguyên nhân mất thính lực là điều rất quan trọng để tìm ra giải pháp phù hợp.


Các kiểu mất thính lực

Mất thính lực do cảm thụ thần kinh xảy ra khi tai trong (ốc tai) hoặc dây thần kinh thính giác bị tổn thương hoặc không hoạt động bình thường. Khi bị mất thính lực do cảm thụ thần kinh, âm thanh không chỉ nhỏ hơn mà còn khó hiểu — đặc biệt là ở môi trường ồn ào.

Các nguyên nhân phổ biến là:

  • mất thính lực bẩm sinh

  • tuổi già

  • nghe âm thanh quá lớn

  • chấn thương đầu

  • di truyền

  • Bệnh Ménière

  • u dây thần kinh thính giác

  • phản ứng phụ của thuốc.

Các lựa chọn điều trị bao gồm:

 

Mất thính lực tần số cao là một kiểu mất thính lực do cảm thụ thần kinh, khi bạn có thể nghe thấy một số âm thanh có tần số thấp hơn, nhưng không nghe được âm thanh có tần số cao như tiếng chim hót.

Các nguyên nhân phổ biến là:

  • mất thính lực bẩm sinh

  • tuổi già

  • nghe âm thanh quá lớn

  • chấn thương đầu

  • di truyền

  • Bệnh Ménière

  • phản ứng phụ của thuốc.

Các lựa chọn điều trị bao gồm:

 

Mất thính lực do cảm thụ thần kinh có thể ở một tai hoặc cả hai tai. Nếu mất thính lực một bên tai, khi đó thường được gọi là mất thính lực một bên. Đây là khi chỉ nghe được ít hoặc không nghe thấy ở một bên tai, nhưng vẫn nghe thấy bình thường ở tai bên kia.

Các nguyên nhân phổ biến là:

  • nhiễm virus

  • Bệnh Ménière

  • u dây thần kinh thính giác

  • phản ứng phụ của thuốc

  • tổn thương đầu hoặc tai

  • nhiều nguyên nhân chưa rõ khác.

Các lựa chọn điều trị bao gồm:

 

Mất thính lực dẫn truyền xảy ra khi tổn thương tai ngoài hoặc tai giữa ngăn chặn các rung động âm thanh truyền đến tai trong hoặc ốc tai của bạn. Với kiểu mất thính lực, bạn có thể cảm thấy tai bị bịt kín và giọng nói có thể bị bóp nghẹt, đặc biệt nếu có nhiều tiếng ồn xung quanh.

Các nguyên nhân phổ biến là:

  • các dị tật bẩm sinh như Thiểu sản vành tai và Không có lỗ tai
  • các hội chứng như Down, Goldenhar và Treacher Collins

  • viêm xương chũm mạn tính hoặc viêm tai giữa

  • u da hoặc u nang (cholesteatoma)

  • tai chảy nước

  • nhiễm trùng tai mạn tính

  • di chứng phẫu thuật tai

  • các khối u lành tính.

Các lựa chọn điều trị bao gồm:

 

Mất thính lực hỗn hợp là sự kết hợp của mất thính lực dẫn truyền và mất thính lực do cảm thụ thần kinh. Điều này có nghĩa là có thể có tổn thương ở cả tai ngoài hoặc tai giữa và tai trong.

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm các nguyên nhân gây mất thính lực dẫn truyền cộng với các nguyên nhân gây mất thính lực do cảm thụ thần kinh.

Các lựa chọn điều trị bao gồm:

 


Các mức độ mất thính lực

Hiểu được mức độ mất thính lực của bạn là điều cần thiết để xác định phương pháp điều trị phù hợp.

Ví dụ, máy trợ thính có thể phù hợp với những người mất thính lực từ nhẹ đến trung bình, trong khi thiết bị cấy ghép thính giác có thể phù hợp hơn với những người bị mất thính lực vừa đến sâu.

Xem thính lực đồ dưới đây. Bạn sẽ thấy nơi âm thanh được sắp xếp theo độ lớn và tần số để giúp bạn hiểu những gì bạn có thể không nghe thấy.

Hình ảnh thể hiện những gì một người có thể nghe theo mức độ mất thính lực của họ

Mất thính lực nhẹ

Bạn có thể nghe thấy giọng nói, nhưng khó nghe thấy những âm thanh nhẹ nhàng, chẳng hạn như tiếng thì thầm hoặc các phụ âm ở cuối các từ như 'dép' hoặc 'thịt'.

Mất thính lực vừa

Bạn có thể nghe thấy một người khác nói ở mức độ bình thường, nhưng khó hiểu họ đang nói gì. Bạn có thể nghe thấy các nguyên âm trong một câu, nhưng không nghe thấy các phụ âm. Điều này làm cho bạn gần như không thể hiểu được các câu nói.

Mất thính lực nặng

Bạn có thể nghe thấy rất ít hoặc không nghe thấy lời nói của người đang nói chuyện ở mức độ bình thường và chỉ nghe thấy một số âm thanh lớn. Những âm thanh rất lớn, như tiếng còi ô tô, sẽ không làm bạn giật mình như đối với người có thính giác bình thường.

Mất thính lực sâu

Bạn không nghe thấy bất kỳ lời nói nào – chỉ nghe được âm thanh rất lớn – và bạn chỉ cảm thấy rung động của âm thanh lớn nhất.

Hiểu về thính lực đồ

Bác sĩ thính học sẽ lập bản đồ về kiểu và mức độ mất thính lực của bạn trên một biểu đồ gọi là thính lực đồ. Đây là một thính lực đồ và những gì mà biểu đồ này có thể cho bạn biết.


Tìm một chuyên gia về thiết bị cấy ghép thính giác ở gần bạn

Điều khoản miễn trừ

Vui lòng tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế về phương pháp điều trị khiếm thính. Kết quả có thể khác nhau và chuyên gia y tế sẽ tư vấn cho bạn về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả. Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng. Không phải tất cả các sản phẩm đều sẵn có tại tất cả các quốc gia. Vui lòng liên hệ với đại diện Cochlear tại địa phương của bạn để biết thông tin về sản phẩm.

Để có danh sách đầy đủ các nhãn hiệu thương mại của Cochlear, vui lòng truy cập trang Điều khoản sử dụng của chúng tôi.